Là loại hình múa hát dân gian được diễn ra thường xuyên hằng năm vào kỳ Thu tế của làng Phò Trạch.
Trước ngày tế, sau khi dựng rạp xong, làng tổ chức múa hát tập chèo nhằm đón rước thần linh cùng tổ tiên về dự. Diễn viên thường chọn trong số những mục đồng lớn tuổi nên tập chèo còn được gọi là tập chúng mục đồng. Hàng đội gồm 9 người, một người làm cai, 8 người còn lại chia thành 4 cặp với tên gọi: Biển xưa, Biển vải, Biển sơn, Biển vàng. Người cái mặc áo dài đen quần trắng, tay cầm sanh gõ nhịp điều khiển đội. 8 người con mặc quần dài, áo chẻn xanh hoặc trắng, tay cầm gậy tượng trưng mái chèo.
Phần giáo đầu của hát múa tập chèo như sau:
Người cái xướng:
Chiếu liền trải rạp,
Đèn sáp thắp lên,
Đứng lại hai bên,
Hoa lên một mái
Nhà con đồng thanh họa:
Cúi đầu mà lạy
Tổ tiên ông bà
Thuở trước đề ra
Bây giờ phải tập
Nậy dỏ cho rập
Cầm mái chèo hoa
Lên rước ông bà
Nay mai về rạp.
Đèn đọi đèn sáp,
Trương lên hai hàng,
Liên bản treo ra,
Ngó đà thật xinh,
Bổn tập đồng tình,
Nghe mầu lo lắng.
Áo điều áo trắng,
Ăn mặc nhởn nhơ.
Hoa lên một mái
(là truơ hậy)
Tiếp đến là tiết mục giáo rạp, giáo đất, giáo chèo... Hát múa diễn tả các cảnh sinh hoạt trên sông nước, các đoạn luyện tập thủy chiến tạo nên sự sinh động của đêm múa hát tập chèo. Sau phần tập chèo là phần biểu diễn múa hoa đăng, như trò trồng chuối, múa xây lồng đèn...
Theo Dư địa chí Phong Điền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét