Nguyễn Duy (阮惟) hay Nguyễn
Văn Duy (阮文惟), tự: Nhữ Hiền (1809–1861), là một danh tướng triều Nguyễn, (Việt Nam) hy sinh
trong Trận Đại đồn Chí Hòa. Ông cũng chính
là em của danh tướng Nguyễn Tri Phương.
Tiểu sử
Nguyễn Duy sinh ngày
21 tháng Chạp năm Kỷ Tỵ (1809), tại làng Đường Long tức Chí Long, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Thuở nhỏ ông thông minh, hiếu học,
năm Đinh Dậu (1837) đỗ tú tài, năm Thiệu Trị nguyên
niên đậu cử nhân khoa Tân Sửu 1841. Năm
sau (Nhâm Dần 1842), thi Đình đậu Đệ tam giáp tiến sĩ
xuất thân.
Năm 1843, ông được bổ dụng làm Biên tu ở
Nội các, năm sau thăng Tu soạn, năm 1845 được bổ Tri phủ Tân An ở Gia Định, năm 1847 chuyển
về làm Tri phủ Quảng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Cùng trong năm
này, thân phụ ông mất, ông phải về cư tang. Đến năm sau (1848), ông được bổ nhiệm
làm Tri huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1851, ông được thăng Tập hiền viện Thị độc
sung giảng sách ở Tòa Kinh diên. Năm 1852, ông làm Thị giảng học sĩ. Cùng năm
này ông được sung vào phái bộ đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi đi sứ
về, ông được thăng hàm Hồng lô tự khanh, sung chức Biện lý bộ Lại kiêm Nội các,
làm việc tại triều đình.
Năm 1856, tàu chiến Pháp đến khiêu
khích ở Đà Nẵng, ông được phái vào giúp Tổng đốc Quảng Nam là Đào Trí lo chống
ngăn. Năm 1859 thực
dân Pháp đánh chiếm
Gia Định, ông sung chức Tán lý đạo Định Biên trông coi việc quân sự.
Và mặc dù lực lượng của Pháp lúc này rất
ít, chủ tướng Tôn Thất Cáp vẫn chủ trương cố thủ. Thấy quân lực của mình dường
như bất động, vua Tự Đức phái Tham
biện các vụ Huỳnh Văn Tuyên vào điều tra. Nghe ông Tuyên về báo cáo, là Tôn Thất
Cáp có tinh thần khiếp nhược, trước sau chỉ muốn hòa, nhà vua liền giáng Tôn Thất
Cáp xuống Thị lang, Tán lý Nguyễn Duy xuống Lang trung, nhưng vẫn phải ở Gia Định
chiến đấu.
Năm
1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ, trông coi việc quân sự
ở miền Nam, ông Duy tòng sự dưới quyền của anh.
Ngày 24 tháng 2 năm 1861, Thủy sư đô đốc là Charner đánh phá Đại đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương trấn giữ.
Dưới áp lực của quân Pháp, Nguyễn Duy chiến đấu và đã chết tại trận cùng với Tôn Thất Trĩ. Riêng Nguyễn
Tri Phương và Phạm Thế Hiển thì bị
thương (mấy ngày sau, do bị thương quá nặng, ông Hiển mất tại thôn Tân Tạo, phủ Tân Bình), nhưng cuối
cùng Nguyễn Tri Phương cũng rút tàn quân về được Biên Hòa.
Sau khi Nguyễn Duy mất, triều đình truy
tặng hàm Binh bộ Tả tham tri và được thờ tại đền Trung Nghĩa, đền Trung Hiếu
cùng anh là Nguyễn Tri Phương và cháu là Phò mã Nguyễn Lâm.
Thương tiếc
Hay tin Nguyễn Duy hy sinh tại trận,
danh sĩ cùng thời là Nguyễn Thông (1827-1884)
đã làm thơ điếu ông như sau:
Phiên âm Hán-Việt:
Vãn Nguyễn Duy,
Định Biên Tán lý
Tây phong phiêu
đại thụ.
Nhất tịch ế viên môn.
Mãn địa mai hùng
lược,
Tâm quân khấp cựu
ân.
Đồ tích không y
táng
Na tri hạo
khí tồn.
Niên niên hư trủng thượng,
Di lão loại
phương tôn.
Tạm dịch nghĩa:
Điếu ông Nguyễn
Duy làm chức Tán lý Định Biên
Một đêm gió tây
thổi mạnh,
Cây đại thụ ngã
che cửa đồn.
Đất chôn vùi người
anh hùng có mưu lược,
Ba quân than
khóc vì nhớ ơn đức của ông xưa.
Luống tiếc chỉ
nhận được dấu áo, thu hài cốt về mai táng,
Hay đâu chí khí
lớn lao hãy còn.
Hàng năm trên chỗ
mộ phần cũ,
Các bạn già sống
sót rưới rượu lên mấy ngọn cỏ thơm.
Nguồn Wikipedia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét